Những năm gần đây, công trình nhà lắp ghép được nhiều chủ đầu tư tin tưởng và lựa chọn. Vậy nhà lắp ghép là gì? Ưu điểm và ứng dụng ra sao? Nhà lắp ghép giá bao nhiêu? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi để có được những thông tin hữu ích nhé.
Nhà lắp ghép được lắp từ các bộ phận riêng đã được thiết kế sẵn từ trước. Các phụ kiện hay kết cấu của công trình như: mái, dầm, cột, tường đều được tính toán, sản xuất chính xác theo mỗi module. Sau khi hoàn thiện khâu sản xuất sẽ thực hiện lắp ghép các bộ phận lại với nhau để tạo nên một công trình hoàn chỉnh. Các bộ phận được lắp ghép với nhau bằng bu lông và ốc vít.
Nhà lắp ghép còn có tên gọi khác là nhà di động hay nhà container. Là công trình được xây dựng từ các khối lắp ghép hoặc container. Thay vì sử dụng các loại vật liệu xây dựng truyền thống như gạch, xi măng, bê tông, … nhà lắp ghép được thiết kế tỉ mỉ và chế tạo trong các nhà máy trước sau đó mới được vận chuyển tới địa điểm xây dựng để lắp ráp.
Nhà lắp ghép thường được sử dụng trong một số hạng mục công trình như: nhà tạm, nhà ở di động, nhà văn phòng, nhà kho, cứu trợ sau thảm họa, trạm xăng, quán cà phê di động, cùng nhiều ứng dụng khác nữa. Việc lắp đặt nhà lắp ghép thường nhanh chóng và tiết kiệm chi phí hơn so với xây dựng nhà truyền thống.
Các công trình nhà lắp ghép giúp chủ đầu tư tiết kiệm chi phí, hơn nữa công trình hoàn thiện vẫn đảm bảo yêu cầu về sự an toàn, chắc chắn. Nhà lắp ghép cũng được ứng dụng rộng rãi ở nhiều hạng mục công trình nhờ có nhiều ưu điểm vượt trội.
Những lợi ích của nhà lắp ghép bao gồm tính linh hoạt, tiết kiệm thời gian xây dựng, khả năng di chuyển, khả năng tuần hoàn và tái sử dụng vật liệu, cũng như khả năng tùy chỉnh theo nhu cầu của người sử dụng.
Cụ thể, nhà lắp ghép có nhiều ưu điểm hơn nhà xây truyền thống. Dưới đây là một số ưu điểm chính của nhà lắp ghép:
Với nhiều ưu điểm so với công trình nhà truyền thống trước đây, nhà lắp ghép được ứng dụng rộng rãi ở nhiều hạng mục công trình như:
Thông thường, giá nhà lắp ghép được tính trên đơn vị mét vuông và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: vật liệu, quy mô công trình, đơn vị thi công,… Cụ thể:
Muốn xác định nhà lắp ghép giá bao nhiêu còn phụ thuộc vào giá nguyên vật liệu dùng trong thi công. Do sử dụng nguyên liệu chính là sắt thép nên mỗi thương hiệu sắt thép cũng có giá thành khác nhau. Đặc biệt, giá của các nguyên liệu khác như: cửa ra vào, mái nhà, thiết bị nhà bếp hay thiết bị vệ sinh,… cũng ảnh hưởng tới chi phí xây dựng của cả công trình.
Đây cũng là một trong những chi phí ảnh hưởng tới giá nhà lắp ghép. Nhà thầu thường báo giá nhà lắp ghép trọn gói, ví dụ khoảng 3 triệu đồng/m2. Do đó chủ đầu tư cần nắm rõ diện tích xây dựng và công thức tính chi phí xây dựng.
Vị trí xây dựng công trình cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chi phí xây dựng công trình. Ví dụ giá xây dựng công trình trong nội thành thường cao hơn vùng ngoại thành. Đặc biệt giá xây nhà lắp ghép ở những vùng đồi núi thường cao hơn đồng bằng do việc vận chuyển gặp nhiều khó khăn và mất nhiều chi phí thuê nhân công.
Thông thường, thời gian xây dựng tỷ lệ thuận với chi phí xây dựng công trình nhà lắp ghép. Thời gian thi công càng ngắn thì càng tiết kiệm được chi phí xây dựng. Qua đó, chủ đầu tư cũng hạn chế tối đa các khoản phát sinh trong quá trình xây dựng.
Để đảm bảo chất lượng công trình cần tìm được đơn vị thi công uy tín với giá thành phải chăng. Hiện nay, xây dựng Bảo Tín tự hào là nhà thầu thi công nhà lắp ghép uy tín tại Hà Nội, được hàng nghìn khách hàng xa gần tin tưởng và lựa chọn khi có nhu cầu. Với những lợi thế như:
Để tạo nên một công trình nhà lắp ghép chất lượng, mang tính thẩm mỹ cao cần đảm bảo các bước sau đây:
Mặc dù khá giống với móng nhà truyền thống nhưng móng nhà lắp ghép giúp chủ đầu tư tiết kiệm số lượng cọc bê tông cốt thép và cũng không cần nhồi cọc quá sâu. Do được thi công từ tấm vách ngăn hay bê tông nhẹ nên trọng lượng công trình giảm đi đáng kể, móng nhà cũng không cần chịu tải trọng quá lớn.
Đây là công đoạn quan trọng, mặc dù không tốn nhiều thời gian nhưng đòi hỏi độ chính xác và tỉ mỉ. Trước khi thi công bên nhà thầu thường phải khảo sát địa hình, đưa ra phương án thi công và thống nhất với chủ đầu tư. Từ đó đưa ra bản vẽ thiết kế hoàn chỉnh nhất, phù hợp với hạng mục công trình.
Căn cứ vào bản vẽ, nhà thầu thực hiện gia công khung thép theo kích thước bản vẽ. Sau đó vận chuyển tới công trình để tiến hành lắp ráp. Các vật liệu khung thép nhà lắp ghép được lắp với nhau bằng bulong chuyên dụng rồi hàn lại cho chắc chắn. Các khung thép của nhà lắp ghép được lắp ráp, thi công hoàn chỉnh từ móng đến tầng trên. Nhân viên kỹ thuật chỉ cần lắp chồng cột lên với nhau, nhà bao nhiêu tầng thì chồng lên từng ấy cột chứ không cần đổ cột và đổ bê tông mái từng tầng như cách xây nhà truyền thống bằng xi măng và gạch.
Đến công đoạn làm tường cho nhà lắp ghép, tùy vào nhu cầu và điều kiện của chủ đầu tư mà chọn vật liệu làm tường thích hợp. Có thể xây gạch hoặc làm tường từ các vách chuyên dụng. Vậy nhưng thực tế hiện nay, phần lớn các gia đình đã chọn xây nhà lắp ghép thì sẽ chọn vật liệu nhẹ để làm tường, bê tông thường chỉ dùng đổ sàn.
Phần mái nhà thì vật liệu lợp mái cũng đa dạng, có thể dùng tôn thường, ngói hay tôn chống nóng,… Tùy vào sở thích cũng như điều kiện kinh tế mà lựa chọn loại mái thích hợp.
Hoàn thiện nội thất công trình với sàn nhà, sơn trang trí, làm cầu thang, lắp đặt thiết bị vệ sinh, thiết bị nhà bếp,…
Với những thông tin chia sẻ trên đây hy vọng có thể giúp các bạn hiểu rõ nhà lắp ghép là gì cũng như nhà lắp ghép giá bao nhiêu? Từ đó có quyết định lựa chọn chính xác hạng mục công trình phù hợp với nhu cầu và điều kiện của gia đình.
Mọi thông tin thắc mắc cần giải đáp hoặc cần tư vấn thêm, nhận báo giá chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua hotline 0971928666 để nhận được câu trả lời chính xác và nhanh chóng nhé.
Nhà lắp ghép hiện nay ngày càng được phổ biến và t…
Đọc thêmHiện nay có rất nhiều loại vật liệu làm nhà lắp gh…
Đọc thêmBáo giá nhà lắp ghép khung sắt mới nhất năm 2024 đ…
Đọc thêmSản phẩm tấm ốp than tre ngày càng được ưa chuộng …
Đọc thêm